Thẻ Meta là gì? Cách viết Meta Tag Description chuẩn SEO

Thẻ Meta là gì? Cách viết thẻ Meta Description chuẩn SEO là những nội dung bạn cần nắm được khi làm SEO Website hay quản trị trang web. Để hiểu hơn về những vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây:

Thẻ meta là gì?

Thẻ meta hay còn được gọi là Meta tag là loại thẻ có chứa đựng các thông tin có liên quan đến trang web, nhờ đó người sử dụng dễ dàng tìm được trang web từ các công cụ tìm kiếm. 

Thông thường, một trang web sẽ chứa đựng nhiều phần tử Meta với các thuộc tính khác nhau để các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng đọc được thông tin, hiểu được trang web đó nói về vấn đề gì. Để từ đó làm căn cứ xếp hạng khả năng tìm kiếm cũng như hiển thị trích đoạn trong kết quả tìm kiếm cho người đọc dễ dàng tiếp cận với trang web đó.

Thẻ Meta Tag là gì?
Thẻ Meta Tag là gì?

Thẻ meta trong HTML là gì?

Thẻ meta trong HTML là loại thẻ meta được sử dụng nhằm mục đích cung cấp các siêu dữ liệu có chứa các tài liệu về HTML. Khác với các thẻ meta khác, meta trong HTML sẽ không được hiển thị trên trình duyệt mà chúng là tập hợp những phần tử được mã hóa được đọc và phân tích bởi các công cụ tìm kiếm để cung cấp các thông tin cơ bản về trang web của bạn. 

Thẻ HTML meta sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về trang web như: Mô tả nội dung trang web, từ khóa, author (tác giả), chỉnh sửa cuối cùng,…và các metadata khác.

Thẻ Meta trong SEO
Thẻ Meta trong SEO

Thẻ meta trong SEO là gì?

Thẻ meta trong SEO đóng vai trò rất quan trọng khi tối ưu Onpage SEO cho website, chúng khá đa dạng, nhưng được đánh giá quan trọng và được sử dụng nhiều nhất phải kể đến 8 loại thẻ meta sau đây:

Title tag: Thẻ Tiêu đề

Đây là thẻ chính và quan trọng nhất trong web, nó sẽ được hiển thị trên mạng xã hội và trong trình duyệt. Tiêu đề sẽ chứa đựng nội dung về bài viết. 

→ Tham khảo: Dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO

Meta Description: Thẻ mô tả meta

Đây là phần tóm tắt nội dung cơ bản của trang web, chúng nằm trong <head> của trang web và thông thường sẽ được hiển thị trong đoạn mã SERP cùng với tiêu đề và URL trang.

Thẻ Meta Content-Type

Thẻ Meta Content-Type bắt buộc phải hiện diện trong mọi trang web bởi chúng ảnh hưởng đến kiểu hiển thị trang web của bạn trong trình duyệt. Thẻ Meta Content-Type cần thiết để khai báo bộ ký tự (charset) của bạn cho trang.

Thẻ Meta Viewport

Thẻ meta Viewport giúp bạn xác định cấu hình của web, tối ưu website giúp trang web của bạn có thể hiển thị trên bất kỳ các thiết bị theo tỷ lệ phù hợp.

Thẻ meta social media

Đây là loại thẻ meta được Facebook cho phép kiểm soát giao diện của một trang khi chia sẻ lên mạng xã hội, và hiện nay, meta social media cũng đã được LinkedIn công nhận.

Mặc dù, meta social media không ảnh hưởng quá lớn đến thứ hạng của web trên các công cụ tìm kiếm nhưng vẫn giúp bạn tăng đáng kể các chỉ số CTR và UX của mình.

Thẻ meta robots

Thẻ meta robots gây ảnh hưởng trực tiếp với thứ hạng nhưng một số trường hợp, chúng lại có tác dụng “định hình” trang web của bạn trong các công cụ tìm kiếm nói chung.

Thẻ meta language

Thẻ này có tác dụng định hướng loại ngôn ngữ sẽ được sử dụng trong web của bạn, chính vì vậy, đây là thẻ không thể thiếu đối với các trang web sử dụng nhiều ngôn ngữ. Ví dụ, khi trang web sử dụng tiếng Việt thì thẻ meta language sẽ có cú pháp là: <html lang=“vi”>

Thẻ meta geo

Thẻ meta geo là loại thẻ được đưa vào các web nhằm mục đích khai báo vị trí địa lý cụ thể của một doanh nghiệp hoặc đơn vị nào đó. Với chức năng này, công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng định hướng cho người dùng cùng khu vực với doanh nghiệp hoặc đơn vị đó. 

Tối ưu onpage với các thẻ Meta
Tối ưu onpage với các thẻ Meta

Cách viết Meta Tag Description chuẩn SEO

Meta Description là một trong những thẻ meta đóng vai trò quan trọng nhất trong các trang web, nó chứa đựng nội dung tóm tắt về web, giúp công cụ tìm kiếm định hướng tốt nhất cho người dùng vậy nên thẻ meta sẽ được đầu tư nhiều khi xây dựng web. Dưới đây là những cách viết thẻ meta Description chuẩn SEO bạn có thể tham khảo:

Xuất hiện từ khóa

Để thẻ meta description chuẩn Seo thì bạn phải đảm bảo rằng các từ khóa quan trọng nhất của web phải được xuất hiện trong phần mô tả meta. Và những từ khóa này thường sẽ được công cụ tìm kiếm tô đậm.

Viết meta description dễ đọc

Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá một thẻ meta chuẩn SEO. Khi viết phần này, đừng cố gắng nhồi nhét quá nhiều thông tin cũng như đừng tham lam đưa quá nhiều từ khóa vào; như vậy trang web của bạn dễ bị đánh giá là trang web spam. 

Thông thường, khi viết meta description nên bắt đầu bằng từ khóa sau đó là các nội dung đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu. 

Nội dung hấp dẫn khớp với trang

Nội dung của thẻ mô tả phải khớp với trang như vậy công cụ tìm kiếm mới có thể định hướng được người dùng tiếp cận trang của bạn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nội dung của thẻ mô tả không chỉ khớp với trang của bạn mà còn cần phải tạo được sự hấp dẫn; đó mới là một thẻ Meta Description chuẩn SEO.

Độ dài hợp lý

Độ dài hợp lý đối với một thẻ Meta description chuẩn Seo là khoảng từ 155 – 160 ký tự. Và phải chắc chắn rằng các từ khóa quan trọng sẽ nằm ở đoạn đầu của phần mô tả. Bởi, phần hiển thị chỉ là một đoạn cố định nên nếu các từ khóa nằm ở phía sau sẽ bị mất hiển thị, như vậy, sẽ làm giảm khả năng người dùng tiếp cận trang của bạn.

Ví dụ về thẻ meta là gì
Ví dụ về thẻ meta là gì?

Không trùng lặp mô tả meta

Tương tự thẻ tiêu đề, thẻ mô tả cũng phải khác nhau cho mỗi trang. Trường hợp sao chép hàng loạt mô tả meta, bạn có thể bị phạt bởi Google.

Xem xét sử dụng đoạn mã phong phú

Ít ai biết rằng, đây là yếu tố giúp bạn có được một thẻ meta description chuẩn Seo. Nhiều người đã áp dụng việc sử dụng đánh dấu lược đồ để thêm nhiều yếu tố khác vào thẻ mô tả như: xếp hạng sao, xếp hạng khách hàng, thông tin sản phẩm, lượng calo, v.v. Nhờ đó, nội dung của thẻ mô tả hấp dẫn hơn rất nhiều.

Trên đây là những thông tin dành cho những bạn đang thắc mắc về các vấn đề Thẻ Meta là gì? Làm thế nào để viết thẻ Meta Description chuẩn SEO. Tiếp tục theo dõi Univn để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình xây dựng trang web bạn nhé!

Đừng bỏ qua: