Khi nói đến công nghệ thiết kế web cho doanh nghiệp được ưa chuộng hiện nay, người ta chắc chắn sẽ nhắc đến UX và UI. Vậy UX là gì? UI là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm về 2 thuật ngữ trong lập trình này thông qua bài viết dưới đây.
UI là gì?
UI là viết tắt của từ User Interface (Giao diện người dùng). Nói một cách dễ hiểu thì UI chính là những gì người trải nghiệm Web hay App có thể nhìn thấy như bố cục, màu sắc, font chữ, hình ảnh, hiệu ứng có hợp lý và hấp dẫn hay không.
Trong lĩnh vực thiết kế, UI có vai trò giúp truyền tải thông điệp của bộ phận thiết kế, bên cung cấp dịch vụ, và sản phẩm tới người dùng. Người làm UI ( UI Designer) đóng vai trò như 1 lập trình viên hoặc nhà xây dựng để ai cũng hiểu và sử dụng được sản phẩm của họ .
Ví dụ: Nếu người thợ mộc thì khi muốn đóng 1 cái giường thì trước tiên, sản phẩm làm ra phải giống một cái giường chứ không phải bàn. Và, UI cũng được hiểu tương tự như thế.
UX là gì?
UX chính là từ viết tắt của User Experience (Trải nghiệm người dùng). Hay nói dễ hiểu hơn thì UX chính là đánh giá của người dùng khi trải nghiệm sản phẩm như Website hay App xem nó có tiện dụng khi dùng không? Đạt được mục đích đã đề ra hay chưa? Giao diện có đẹp không? Bố cục đã hợp lý chưa?…
Người làm UX sẽ được gọi là UX Designer. Công việc của họ là nghiên cứu và đánh giá về thói quen, cách khách hàng sử dụng rồi đánh giá sản phẩm App hay Website nào đó về tính dễ sử dụng; hiệu quả khi hoạt động, tiện ích mang lại…
Ví dụ: Khách hàng trải nghiệm 1 website tin tức và nhận thấy web có chèn rất nhiều quảng cáo. Điều này gây cho họ sự khó chịu, mất tập trung, làm ảnh hưởng tiến độ đọc tin nên đã đánh giá website không mang lại trải nghiệm tốt.
Công việc của UX là gì? của UI là gì?
Công việc chính của UI/UX Designer là thiết kế giao diện/trải nghiệm người dùng cho sản phẩm. Giao diện này có thể là một website hoặc một app điện thoại có sự đảm bảo tính thẩm mỹ và tính tiện dụng. Cụ thể:
Công việc của UX Designer:
UX Designer cần xây dựng chiến lược và xác định được nội dung bằng cách: Phân tích các đối thủ cạnh tranh; phân tích khách hàng; hoạch định chiến lược sản phẩm và biết phát triển nội dung.
UX Designer còn phải xây dựng dụng cụ trực quan và sản phẩm mẫu. Sau đó kiểm tra và lên kế hoạch phát triển.
Ngoài ra, họ còn phải phối hợp được với nhà thiết kế giao diện người dùng và các nhà phát triển. Luôn theo dõi mục tiêu và có óc phân tích.
Vai trò của UX design cực kỳ phức tạp và có nhiều thách thức vì phải thực hiện nhiều công việc một lúc như: marketing, thiết kế và quản lý dự án. Mục đích cuối cùng là kết nối các mục tiêu kinh doanh với nhu cầu của người dùng thông qua quá trình thử nghiệm có chọn lọc để thỏa mãn cả hai bên.
Công việc của UI Designer:
UI Designer sẽ xem xét và cảm nhận bằng việc phân tích khách hàng. Sau đó, nghiên cứu thiết kế; xây dựng thương hiệu và phát triển đồ họa; xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng.
UI Designer còn cần đáp ứng và có sự tương tác bằng việc xây dựng sản phẩm mẫu; tạo tương tác và hoạt hình; sản phẩm mẫu cần thích ứng với các kích cỡ của màn hình thiết bị; trao đổi để thực hiện với nhà phát triển.
Có thể thấy vai trò của giao diện người dùng là rất quan trọng, cần có sự tương thích và đem lại sự tin tưởng cho thương hiệu. Các nhà thiết kế giao diện người dùng (UI Designer) cần thể hiện rõ thương hiệu trên chính sản phẩm của họ.
Lý do Developer cần học UI và UX khi thiết kế website
Nhiều Developer cho rằng công việc của họ chẳng liên quan gì đến UI-UX. Tuy nhiên, họ không biết rằng, nếu biết thêm UI-UX sẽ cho ra sản phẩm tốt hơn rất nhiều. Mỗi Developer cần biết chăm chút cho sản phẩm của mình.
Nếu biết UI-UX sẽ giúp Developer suy nghĩ theo hướng làm thế nào để user dễ sử dụng nhất. Từ đó, làm chủ sản phẩm nên những gì code ra sẽ rất chất lượng, góp phần tạo ra sản phẩm có chức năng tốt và phù hợp với người dùng hơn rất nhiều.
Tham khảo:
Tố chất và kỹ năng cần có của UX – UI Designer
Dưới đây là những tố chất và kỹ năng cần có của UX – UI Designer:
Về tố chất
- Sự đồng cảm: Để dễ dàng đặt mình vào khách hàng để hiểu, đoán được người khác đang hiểu gì và tại sao.
- Sự khiêm tốn: Dù có nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong ngành nhưng vẫn luôn biết học hỏi từ những người xung quanh, đặc biệt là người sử dụng sản phẩm của mình.
- Thích quan sát, hay tò mò về mọi thứ xung quanh: UX – UI Designer luôn thích thú khi nghe những chia sẻ từ người khác. Họ còn thích khám phá, trải nghiệm những việc chưa từng làm hay biết đến.
- Không áp đặt: Họ không thích áp đặt giá trị đạo đức hay suy nghĩ của bản thân lên người khác và cho rằng mình lúc nào cũng đúng.
- Chú ý các chi tiết: Họ luôn chú ý đến những chi tiết dù nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến những người khác như thế nào. Chỉ cần những thay đổi nhỏ cũng tạo ra ảnh hưởng rất lớn.
Về kỹ năng:
- Kỹ năng giao tiếp: Là một UX Designer sẽ cần giao tiếp với nhiều bộ phận có chuyên môn khác nhau để truyền đạt được thông tin một cách hiệu quả nhất.
- Kỹ năng thuyết phục: UX Designer không chỉ thuyết phục được bản thân mà cả những thành viên khác trong team. Khiến họ đi theo triết lý design và áp dụng những kết quả của mình.
- Kỹ năng thấu hiểu vấn đề: Khả năng hiểu thấu được vấn đề và xác định được đâu là vấn đề cốt lõi cần được giải quyết.
- Kỹ năng thiết kế và prototype: UX Designer phải nhanh chóng tạo được sản phẩm mẫu để có thể thử nghiệm và cải thiện sản phẩm trong thời gian ngắn. Luôn cố gắng hoàn thiện sản phẩm của mình bằng việc trang bị thêm chuyên môn như thiết kế đồ họa, giao diện, sản phẩm.
- Kỹ năng phân tích và tư duy sáng tạo: Đối với các dự án lớn hoặc đã ổn định, kỹ năng phân tích dữ liệu là rất cần thiết để đảm bảo thành công của dự án. Ngoài ra, sự sáng tạo mang đến niềm vui cho nghề để tạo ra những thú vị riêng cho sản phẩm.
Để học UX – UI hiệu quả bạn cần làm gì?
Để học UX – UI hiệu quả bạn cần thực hiện theo những lời khuyên sau đây:
Trang bị kiến thức
- Để học UI/UX hiệu quản hãy trang bị cho mình một nền tảng thiết kế cực tốt. Nền tảng đó bao gồm các lý thuyết về màu sắc, cách trình bày bố cục, font chữ, và các nguyên lý cơ bản khác trong thiết kế…
- Ngoài ra, bạn cần thêm nền tảng kiến thức tốt về IT, nhất là về thiết kế hệ thống. Những nền tảng kiến thức này sẽ bổ trợ rất nhiều cho bạn khi học. Những bạn đang học IT sẽ có thế mạnh lớn khi bắt đầu học UI/UX.
Chuẩn bị thêm kỹ năng
Nâng cao kỹ năng sử dụng các phần mềm đồ họa như Photoshop và Illustrator…để trở thành một UI/UX Design chuyên nghiệp, đẳng cấp.
Nếu chưa từng tiếp xúc với các phần mềm trên thì nhanh chóng trang bị ngay các kiến thức này để học UI/UX dễ dàng hơn.
Tích cực thực hành
Học phải đi đôi với hành nên hãy cố gắng tham gia càng nhiều dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp tích lũy nhiều kinh nghiệm. Từ đó, tăng độ nhạy bén và dễ nắm bắt được tâm lý của người dùng hơn. Khi đã nắm được ý tưởng, việc học UI/UX sẽ chỉ là những công cự giúp bạn thực hành mà thôi.
Luôn luôn học hỏi
Nghiên cứu các website, sản phẩm nổi tiếng để xem cách người ta làm như thế nào. Đây là cách học hỏi rất hữu ích và thực tế. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, bạn sẽ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của website để rút kinh nghiệm cho bản thân.
Biết chọn tài liệu tham khảo phù hợp với khả năng của mình như: Don’t make me think, The Essentials of Interaction Design, Professional Web Design…
Theo dõi để học hỏi các designer nổi tiếng như Behance, Dripple, Themeforest, Pinterest để cập nhất xu thế và khơi gợi thêm cảm hứng nhằm tạo ra các sản phẩm riêng cho bản thân mình.
Trên đây là những kiến thức hữu ích giúp bạn hiểu thêm về UX là gì? UI là gì? Nếu cảm thấy hứng thú với ngành nghề này, bạn có thể tự trang bị thêm kiến thức hay đăng ký các khóa học để trở thành những UX – UI Designer có thực lực.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thiết kế website giá rẻ tại Hà Nội