Cách cài SSL cho website – Đăng ký HTTPS

Để bảo mật dữ liệu trong đường truyền giữa máy chủ web và trình duyệt web, nhiều người đã cài đặt SSL cho website (đăng ký HTTPS) như một công cụ để bảo vệ thông tin người dùng. Vậy cài SSL cho website có cần thiết không? Cách cài SSL cho website như thế nào? 

Cài SSL cho website (đăng ký HTTPS) có cần thiết không?

Giao thức HTTP được gọi là giao thức truyền tải siêu văn bản, chúng có khả năng truyền dữ liệu lớn từ máy chủ web đến các trình duyệt web. Để HTTP tăng tính năng bảo mật và an toàn cho người dùng, các đơn vị thiết kế thường đề xuất cài thêm chứng chỉ SSL để mã hoá và bảo mật thông tin trong quá trình truyền dữ liệu. 

Nhờ việc cài đặt SSL (đăng ký HTTPS)  cho website mà những thông tin không bị các hacker đánh cắp. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng giúp tăng thứ hạng  tìm kiếm, tạo dụng niềm tin đối với khách hàng và nâng cao ưu thế của các hoạt động quảng cáo của website trên Google, Facebook,.. 

Đăng ký HTTPs cho website là rất cần thiết
Đăng ký HTTPs cho website là rất cần thiết

Có mấy loại chứng chỉ SSL? Lấy SSL ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường đang cung cấp 2 loại chứng chỉ SSL phổ biến là chứng chỉ SSL miễn phí và chứng chỉ SSL có trả phí. Cụ thể:

  • SSL miễn phí: Chủ sở hữu sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tên miền nhưng lại không có các ưu đãi về bảo hành, gia hạn sử dụng dịch vụ,…SSL miễn phí được cung cấp bởi Let’s Encrypt nhằm tạo nên một môi trường thông tin an toàn hơn cho người dùng. Chúng có khả năng tương thích cao với hầu hết các trình duyệt như Chrome, Firefox,…Một điểm bất lợi của SSL miễn phí là thời gian cung cấp dịch vụ chỉ tối đa 90 ngày, sau đó nếu muốn tiếp tục sử dụng, khách hàng phải tiến hành gia hạn thường xuyên. Để lấy chứng chỉ SSL miễn phí bạn có thể nhận được từ nhà cung cấp máy chủ web hoặc một số đơn vị cung cấp dịch vụ miễn phí như Let’s Encrypt, Cloudflare,…
  • SSL có trả phí: Chủ sở hữu sẽ được cung cấp tên miền đã xác thực đi kèm với các chế độ bảo hiểm, bảo hành, bảo mật tin cậy. Bên cạnh đó, SSL trả phí còn có khả năng xác thực trên miền thông qua địa chỉ Email và DNS; Nhìn chung, SSL trả phí có nhiều ưu điểm nổi bật hơn như tính năng sao chép cho các server khác nhau, tương thích với Wildcard SSL và thời gian sử dụng lâu dài. Hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp SSL trả phí với nhiều mức giá khác nhau như DigiCert, Namecheap,… Khách hàng nếu muốn tư vấn chi tiết về từng đơn vị cung cấp, có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Chứng chỉ SSL
Chứng chỉ SSL

Cách cài SSL cho website – Đăng ký HTTPS

Để cài SSL cho website trước tiên bạn cần có các file: Key file/Public key/RSA key; Certificate; Certificate Authority Bundle. 

Cách cài SSL cho website
Cách cài SSL cho website

Sau khi sở hữu các file nêu trên, bạn tiến hành đăng nhập vào cPanel và thực hiện các bước sau:

Bước 1: Nhập thông tin file Certificate – Đây là file do đơn vị cung cấp SSL sau khi xác thực thông tin sẽ cung cấp cho khách hàng.

Tại cửa sổ chính của Certificate → SSL/TLS Manager → Install and Manage SSL for your site (HTTPS) → Manage SSL sites →  chọn tên miền trên hosting cần cài đặt và nhập thông tin Certificate mà nhà cung cấp sau khi kiểm tra, xác thực thông tin gửi cho bạn →  Install Certificate.

Đối với nội dung thông tin trong File Certificate nhận được khi đăng ký sử dụng SSL: Nếu file này có sẵn trong server thì hệ thống sẽ tự cập nhập Private Key và Certificate Authority Bundle có sẵn, bạn chỉ cần chọn Autofill by Domain để kết thúc. Trường hợp không có server sẵn, bạn phải dữ liệu Private Key và Certificate Authority Bundle. 

Bước 2: Kiểm tra SSL Certificate được thể hiện trong bảng Manage Installed SSL Websites hoặc có thể thực hiện kiểm tra thông qua công cụ phân tích SSL Checker.

Chỉ với cách cài SSL cho website đơn giản là đơn vị thiết kế đã có thể trang bị cho website một trong những thành phần bảo mật quan trọng nhất. Bạn có thể cân nhắc giữa việc cài đặt SSL tốn phí và miễn phí tuỳ thuộc vào những dịch vụ kèm theo phù hợp với nhu cầu sử dụng. 

Có thể bạn quan tâm: