Trong quá trình phát triển web thì việc nhà quản trị sử dụng các file chứa các hàm có sẵn trong thư viện framework sẽ giúp bạn lập trình dễ dàng hơn. Và Zend framework là một trong những framework tốt nhất để bạn vận dụng vào việc phát triển web. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các khái niệm về Zend framework là gì? và các thành phần, mô hình của nó.
Zend framework là gì?
PHP Frameworks là một thư viện bao gồm một hệ thống chức các file là các hàm cơ bản với các cấu trúc có sẵn nên bạn không cần phải lo lắng trong việc viết lại code đối với những cấu trúc quen thuộc. Các hàm này được phân phối bởi các đơn vị lập trình web.
Zend framework là một công cụ trong PHP Frameworks được lập trình dựa trên mô hình MVC. Được sáng tạo bởi Zend và các cộng sự, Zend framework giúp tách bạch từng phần hoặc từng hàm trong thư viện. Khi bạn muốn sử dụng riêng biệt các phần này để xử lý khi lập trình web và bỏ qua các yếu tố không cần thiết khác. Chính Zend framework giúp bạn tái sử dụng các code đã viết giúp việc quản lý và sử dụng dễ dàng hơn.
Các thành phần trong Zend framework
Sau đây là những thành phần chính có trong Zend framework mà bạn cần lưu ý:
- Zend_Controller: Module này là thành phần quan trọng nhất của Zend framework. Nó có khả năng nhận các request do khách hàng gửi đến và thực thi chúng bằng các response.
- Zend_Db: Module này sử dụng PHP Data Objects, cung cấp cách thức giao tiếp và kết nối cơ sở dữ liệu trong Zend framework.
- Zend_View: Đây là phần giao diện trong mô hình MVC.
- Zend_Acl: Là một thư viện nhỏ có khả năng quản lý, phân quyền
Ngoài ra, còn có các thành phần khác như: Zend_Filter, Zend_Pdf, Zend_Service_Amazon, Zend_XmlRpc, Zend_Feed,…
Mô hình MVC
Mô hình MVC là một mô hình thiết kế sử dụng phổ biến trong lập trình các website. MVC là từ viết tắt của các thành phần cấu tạo nên chức năng của mô hình này: Model – View – Controller.
- Model: là bộ phận có chức năng liên kết 2 thành phần còn lại là View và Controller. Nó có khả năng lưu trữ toàn bộ những dữ liệu có trong hệ thống.
- View: Đây có vai trò như một giao diện hỗ trợ cho người sử dụng. Nó có khả năng lấy các dữ liệu từ Controller và truy vấn các thông tin dữ liệu mà người dùng tìm kiếm.
- Controller: Đây là thành phần quan trọng nhất của mô hình, chúng có khả năng kết nối với Model và xử lý các thông tin do người dùng truyền tới thông quan View.
Mô hình MVC làm việc theo cách thức sau: Khi có một yêu cầu được tiếp nhận và Controller tiếp nhận và xử lý các yêu cầu đó thông quan cơ sở dữ liệu được lưu trữ trong Model. Khi xử lý xong, kết quả sẽ được trả lại qua View.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về zend framework là gì và các thành phần, mô hình chính của nó. Hy vọng sẽ giúp bạn có nhiều thông tin để ứng dụng hiệu quả và trong công việc lập trình.
Tham khảo: Dịch vụ thiết kế website giá rẻ tại Hà Nội